Làm gì khi bị mất giấy tờ hoàn công?

  • 2052
  • 26/01/2018
  • Post by admin

Hoàn công nhà ở là gì? Chưa hiểu nên khó đánh giá đúng vai trò.

Nhà ở là cách gọi của nhà ở riêng lẻ do chính cá nhân, hộ gia đình đầu tư xây dựng lên. Mỗi một con người trong chúng ta, ai cũng luôn có sự ấp ủ để thực hiện giấc mơ một căn nhà cho riêng bản thân và gia đình của mình. Nhưng , không phải ai cũng có thể có đủ điều kiện để xây dựng được và không phải ai khi xây dựng xong cũng dễ dàng hoàn công căn nhà của mình.

Hoàn công, đó là cách gọi của một thủ tục hành chính liên quan đến việc quản lý xây dựng của nhà nước. Thực tế đối với nhà ở riêng lẻ, việc hoàn công thực sự không khó khăn về mặt pháp lý nhưng lại khó khăn về thực tế áp dụng. Các bạn cần có suy nghĩ chính xác về hoàn công, nếu như việc cấp phép xây dựng đang ngày một nâng cao và có tầm quan trọng buộc tất cả các chủ nhà ở phải tuân thủ thì thực tế hoàn công chưa có được vị thế xứng tầm.

Không ít trường hợp xây nhà xong không quan tâm đến việc hoàn công. Hoặc một số khác hoàn công gặp rắc rối và bỏ ngang thủ tục này luôn. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến việc rất nhiều ngôi nhà ở xây dựng hoàn thiện, chủ nhà vào ở nhưng nếu xét về mặt giấy tờ pháp lý thì lại chưa được thừa nhận. Tất cả đều vì thiếu thủ tục hoàn công. Bởi vậy trong khuôn khổ thông tin của bài viết, chúng tôi muốn đưa đến các bạn cái nhìn rõ ràng và chính xác nhất về hoàn công nhà ở theo quy định của pháp luật hiện hành.

Khái niệm về hoàn công nhà ở: Hoàn công nhà ở theo quy định là một thủ tục hành chính trong hoạt động xây dựng công trình nhà cửa, nhằm xác nhận sự kiện các bên đầu tư, thi công đã hoàn thành nhà ở sau khi được cấp giấy phép xây dựng và đã thực hiện xong việc thi công có nghiệm thu hoàn thành nhà ở. Hoàn công nhà ở có ý nghĩa là điều kiện để được cấp đổi lại sổ hồng trong đó thể hiện những thay đổi về hiện trạng nhà đất sau khi thi công.

Các trường hợp cần phải hoàn công: Theo quy định tại Luật xây dựng 2014 do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành. Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 06 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Theo các quy định này, nếu xây dựng ở đô thị thì mọi trường hợp đều phải thông qua thủ tục cấp phép xây dựng. Còn đối với nhà ở tại nông thôn thì phải là nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa thì mới cần xin cấp phép xây dựng.

Tương tự như vậy, việc hoàn công được đặt ra đối với mọi trường hợp xây dựng nhà ở phải cấp phép xây dựng nêu trên, loại trừ các trường hợp xây nhà ở riêng lẻ ở nông thôn không cần xin giấy phép thì cũng không cần phải tiến hành thủ tục hoàn công.

Làm gì khi bị mất giấy tờ hoàn công?

Theo Luật sư Phạm Thị  Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN

Nếu bạn không có hoặc mất giấy hoàn công thì theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở:

“2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định;

b) Không tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng.”

Sau khi việc thi công công trình xây dựng hoàn tất, chủ đầu tư có trách nhiệm lập hồ sơ hoàn công xây dựng để  nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn thi công, nghiệm thu các thiết bị, nghiệm thu từng hạng mục và hoàn thành công trình xây dựng. Hoàn công là điều kiện để được cấp đổi lại sổ hồng trong đó thể hiện những thay đổi về hiện trạng nhà đất sau khi thi công.

 Theo quy định của pháp luật hiện hành, danh mục hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng nhà ở được ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BXD, cụ thể như sau:

 “1)Giấy phép xây dựng.

 2) Hợp đồng xây dựng của chủ nhà ký với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng (nếu có).

 3) Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.

 4) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.

 5) Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.

 6) Bản vẽ hoàn công (trong trường hợp việc thi công xây dựng có sai khác so với thiết kế bản vẽ thi công xây dựng).

 7) Báo cáo kết quả thí nghiệm, kiểm định (nếu có).

 8) Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về an toàn phòng cháy, chữa cháy; an toàn vận hành thang máy.”

[simple-social-share]